Chiếc Fortress như là một biểu trưng Boeing_B-17_Flying_Fortress

Khả năng của chiếc B-17 có thể đánh trả cuộc tấn công của đối phương, đồng thời vẫn có thể gây thiệt hại nặng cho bộ máy chiến tranh và trung tâm công nghiệp Đức được diễn tả một cách tưởng tượng trong bức tranh biếm họa này. Bên trên bầu trời nước Đức, những chiếc B-17 Flying Fortress thuộc Liên đội Ném bom 398 trong phi vụ ném bom xuống Neumunster, Đức, vào ngày 13 tháng 4 năm 1945.

Chiếc B-17 Flying Fortress, vì nhiều lý do, đã trở nên một biểu trưng cho sức mạnh của Hoa Kỳ và cũng là một biểu trưng của Không lực nước này. Nó đạt được một tiếng tăm kéo dài trong công luận, vượt quá đa số các máy bay ném bom khác.[8]

Trong những năm 1930, Không lực Lục quân Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Tướng Frank Maxwell Andrews và Trường Chiến thuật Không lực, đã giới thiệu chiếc máy bay ném bom này như là một vũ khí chiến lược.[94] Tướng Henry H. Arnold, tư lệnh Không lực Lục quân Mỹ, chủ trương phát triển máy bay lớn hơn có tính năng bay tốt hơn và Trường Chiến thuật đã hoàn toàn tán thành.[95] Chiếc B-17 đúng là những gì mà Không lực đang tìm kiếm; nó là kiểu máy bay ném bom bay ở tầm cao, quãng đường bay xa và có khả năng tự phòng vệ.

Khi chiếc Kiểu 299 lần đầu tiên ra mắt vào ngày 28 tháng 7 năm 1935, tua tủa với nhiều khẩu súng máy được trang bị, Richard Williams, một thông tín viên của tờ báo Seattle Times đã đặt ra cái tên "Flying Fortress" với lời bình luận của ông "Tại sao, nó là một pháo đài bay được!".[9] Boeing nhanh chóng nhận ra giá trị của cái tên và đã đăng ký nhãn hiệu để sử dụng nó.

Sau khi những chiếc B-17 đầu tiên được giao đến Liên đội Ném bom 2 Không lực Mỹ, họ bắt đầu thực hiện những chuyến bay quảng bá nhằm nhấn mạnh tầm bay xa và khả năng dẫn đường chính xác. Vào tháng 1 năm 1938, Chỉ huy Liên đội là Đại tá Robert C. Olds đã bay chiếc Y1B-17 từ bờ Đông đến bờ Tây nước Mỹ, lập một kỷ lục bay xuyên lục địa trong 13 giờ 27 phút. Ông cũng phá kỷ lục bay từ Tây sang Đông trong chuyến bay trở về, đạt tốc độ trung bình 394 km/h (245 dặm mỗi giờ) trong 11 giờ 1 phút.[96] Sáu chiếc máy bay thuộc Liên đội Ném bom 2 đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Langley vào ngày 15 tháng 2 năm 1938 để bay chuyến bay hữu nghị đến Buenos Aires, Argentina. Trải qua quãng đường 19.300 km (12.000 dặm), họ quay trở về vào ngày 27 tháng 2.[97] Trong một phi vụ được công bố rộng rãi trên báo chí, ba chiếc B-17 đã "đánh chặn" và chụp ảnh chiếc tàu hành khách vượt đại dương Italy Rex ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương.[28]

Chiếc Flying Fortress cũng chiếm được nhận thức và thiện cảm của công chúng. Vào năm 1943, Consolidated Aircraft tiến hành thăm dò ý kiến xem "công chúng quen thuộc đến mức nào những cái tên Liberator và Flying Fortress." Trong số 2.500 đàn ông tại các thành phố nơi mà Consolidated có thực hiện quảng cáo trên báo chí, chỉ có 73% từng nghe đến Liberator, trong khi đến 90% biết về chiếc B-17.[8]

Chiếc B-17G số hiệu 43-38172 thuộc Phi đội 601, Liên đội Ném bom 398, bị hư hại trong phi vụ ném bom xuống Cologne, Đức, vào ngày 15 tháng 10 năm 1944; sĩ quan ném bom George E. Abbott bị thiệt mạng. Phi công Trung úy Lawrence De Lancey đã đem chiếc Fortress bị hư hại quay trở về được Nuthampstead, Anh Quốc, nơi ảnh được chụp. Chú ý đến hiệu quả hướng lên trên của trái đạn pháo phòng không.

Các nhà làm phim Hollywood đã mang chiếc máy bay lên những cuốn phim của họ, như là Twelve O'Clock High với sự tham gia của Gregory Peck.[98] Cuốn phim này được quay với sự hợp tác chặt chẽ của Không quân Hoa Kỳ, có sử dụng những thước phim thật trong chiến đấu. Đến năm 1964, cuốn phim này được chuyển thể thành loạt phim truyền hình cùng tên, và đã được trình chiếu suốt ba năm. B-17 cũng xuất hiện trong bộ phim Test Pilot năm 1938 với Clark GableSpencer Tracy, trong Command Decision với Clark Gable năm 1948, trong Tora! Tora! Tora! năm 1970, và trong phim Memphis Belle với Eric Stoltz, Billy ZaneHarry Connick, Jr. vào năm 1990.

Trong chiến tranh, Không lực 8, lực lượng ném bom tấn công lớn nhất, được chỉ huy bởi các sĩ quan từng công khai ưa chuộng chiếc B-17. Trung tướng Jimmy Doolittle đã viết về ý muốn của ông để trang bị B-17 cho Không lực 8. Dẫn chứng ưu thế về tiếp liệu khi giữ các đơn vị ở tiền phương có số chủng loại máy bay tối thiểu với việc bảo trì và phụ tùng đặc trưng, ông mong mỏi được trang bị máy bay ném bom B-17 và máy bay tiêm kích P-51. Quan điểm của ông được các nhà phân tích thống kê của Không lực 8 ủng hộ, khi các nghiên cứu thừa nhận những chiếc Fortress có tính năng động và khả năng sống sót lớn hơn nhiều so với chiếc B-24.[8]

Được ưa chuộng bởi các đội bay vì đưa được họ về nhà cho dù bị thiệt hại đáng kể trong chiến đấu, sự bền bỉ của nó, đặc biệt là khả năng đáp bằng bụng và đáp trên mặt biển, nhanh chóng trở nên huyền thoại.[5][7][99] Những câu chuyện và hình ảnh về những chiếc B-17 sống sót sau các hư hại trong chiến đấu được lưu truyền rộng rãi, nâng cao tính biểu trưng của nó.[8] Cho dù có tính năng bay và tải trọng bom kém hơn so với những chiếc B-24 Liberator có số lượng nhiều hơn,[9] một cuộc khảo sát trên các đội bay của Không lực 8 cho thấy một tỉ lệ hài lòng nhiều hơn trên chiếc B-17.[10]

Chiếc máy bay B-17 nổi tiếng nhất, chiếc Memphis Belle, đã được cho bay cùng với đội bay của nó vòng quanh nước Mỹ để tuyên truyền cho tinh thần quốc gia (và để bán Trái phiếu Chiến tranh), và đã xuất hiện trong một phim tài liệu của Không lực Mỹ: Memphis Belle: A Story of a Flying Fortress.[100]

Sau khi chiến tranh kết thúc, đa số những chiếc B-17 bị tháo dỡ, nhưng Không quân Mỹ có giữ lại một số chiếc B-17 dành để chuyên chở các yếu nhân và hướng dẫn mục tiêu giả. Hải quân và lực lượng Tuần duyên sở hữu 30 chiếc B-17 từ năm 1945, được sử dụng để tuần tra biển, dưới tên gọi PB-1G như là máy bay tìm kiếm cứu nạn, tương tự như chiếc B-17H của Không lực; và kiểu PB-1W, máy bay tuần tra duyên hải trang bị radar cảnh báo sớm. Chiến trang đã kết thúc trước khi những chiếc PB-1W được đưa vào hoạt động và các trang bị phòng vệ sau đó được tháo bỏ. Lực lượng Phòng vệ Duyên hải cho nghỉ hưu chiếc PB-1G cuối cùng số hiệu 77254 vào tháng 10 năm 1959, là chiếc Fortress cuối cùng hoạt động trong quân đội Mỹ.

Trong những năm 19601970, những chiếc Fortress phải chật vật để tồn tại, vì việc duy trì hoạt động những chiếc máy bay bốn động cơ rất tốn kém, trong khi phong trào bảo tồn máy bay cổ chưa được khởi động. Việc bảo tồn những chiếc Fortress còn lại bắt đầu khởi sắc khi những chiếc B-17 dùng trong chữa cháy bắt đầu được đưa ra thị trường vào cuối những năm 1970.